Wisnu Kencana Adalah
Kinh nghiệm đi công viên Garuda Wisnu bạn cần biết
Theo kinh nghiệm đi Garuda Wisnu của nhiều du khách, khách tham quan được khuyến cáo nên trông chừng đồ đạc cá nhân, tránh rời mắt khỏi những vật có giá trị và luôn cảnh giác với môi trường xung quanh. Ngoài ra, du khách nên mang theo giày dép thoải mái và đảm bảo đủ nước, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Bali. Về thời gian tham quan Garuda Wisnu Kencana (GWK) lý tưởng sẽ phụ thuộc vào sở thích cá nhân. Đối với những du khách yêu thích văn hóa và nghệ thuật có thể dành vài giờ để khám phá các khu trưng bày, trong khi những người chỉ muốn ngắm cảnh và chụp ảnh có thể lướt qua trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng nhìn chung lại, trung bình, mỗi khách du lịch sẽ thường dành khoảng 2-3 tiếng tại GWK.
Ngắm nhìn những bức tượng thần thoại huyền bí
Công viên Garuda Wisnu Kencana nổi tiếng với bức tượng thần Wisnu và chim Garuda. Bức tượng được xây dựng với mục tiêu trở thành những bức tượng cao nhất tại Indonesia. Garuda Wisnu Kencana lấy cảm hứng từ thần thoại Hindu về việc tìm kiếm Amerta (thuốc trường sinh). Theo truyền thuyết này, chim Garuda đã đồng ý để thần Wisnu cưỡi nhằm đổi lấy thuốc trường sinh.
Công viên Garuda Wisnu Kencana là điểm dừng chân có một đài ngắm cảnh tuyệt đẹp. Kiến trúc của công viên không chỉ dựa trên thần thoại. Kiến trúc nơi đây còn là sự pha trộn giữa nét truyền thống và nét hiện đại. Garuda Wisnu Kencana Cultural Park có diện tích khoảng 240 ha và nằm ở độ cao 263 mét so với mực nước biển. Công viên là một trong những địa điểm du lịch thu hút lượng lớn du khách ghé thăm ở Bali mỗi năm.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp Garuda Wisnu Kencana Cultural Park (Hình ảnh: Internet)
Gợi ý lịch trình tham quan công viên Garuda Wisnu Kencana
Công viên Garuda Wisnu Kencana ở đâu
Garuda Wisnu Kencana Cultural Park (GWK) nằm ở Jalan Raya Uluwatu, làng Ungasan, tiểu khu Nam Kuta, quận Badung.
Vị trí Garuda Wisnu Kencana trên bản đồ du lịch Bali (Hình ảnh: Internet)
Những hoạt động thú vị ở công viên văn hóa Garuda Wisnu Kencana
Vào những thời điểm nhất định trong ngày, sẽ có một số màn biểu diễn truyền thống của Bali quanh những bức tượng của Wisnu. Wisnu Plaza nằm trong vùng đất cao nhất của công viên văn hóa. Do đó, từ trên cao, bạn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn những màn biểu diễn độc đáo này. Tượng Wisnu là trung tâm của Plaza. Xung quanh bức tượng có các đìa phun nước và nước giếng gần thánh địa không bao giờ khô. Bạn có thể thuận tiện vừa xem biểu diễn và tìm hiểu về thánh địa này. Có rất nhiều truyền thuyết dân gian thú vị về thánh địa này.
Ngoài ra, khi du lịch công viên văn hóa Garuda Wisnu Kencana bạn còn có thể ghé thăm nhà hát Street. Đây là điểm khởi đầu cũng là điểm kết thúc của công viên. Tại đây bạn sẽ bắt gặp rất nhiều cửa hàng và nhà hàng. Ngoài ra bạn có thể đến cửa hàng lưu niệm GWK và nhận quà lưu niệm Bali. Ngoài ra chợ nghệ thuật Bali cũng là một nơi cực kỳ thú vị để bạn khám phá những đặc trưng của Bali.
Trên đây là đôi nét về công viên văn hóa Garuda Wisnu Kencana để bạn đọc tham khảo. Ngoài công viên văn hóa này Bali còn rất nhiều địa điểm hấp dẫn khác. Bạn hãy nhanh tay đặt vé máy bay và lên đường thôi nào!
Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ!
Bài viết tham khảo: Hang voi Goa Gaja
Công viên văn hóa Garuda Wisnu Kencana (Garuda Wisnu Kencana Cultural Park) rộng 240ha tại Bali. Garuda Wisnu Kencana nổi tiếng với bức tượng Wisnu cưỡi Garuda cao 150 mét. Garuda Wisnu Kencana là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Bali. Để giúp bạn tìm hiểu về công viên Garuda Wisnu Kencana. Trong bài viết này, Combo Nghỉ Dưỡng sẽ chia sẽ đến bạn các thông tin thú vị, kinh nghiệm lên lịch trình, những địa điểm hấp dẫn trong tour du lịch Garuda Wisnu Kencana Cultural Park tự túc ở Bali.
Cập nhật ngay Du lịch tự túc Bali: nên đi bao nhiêu ngày? Chuẩn bị bao nhiêu tiền? để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình.
Tượng Garuda Wisnu Kencana
Tượng Garuda Wisnu Kencana là một tuyệt tác nghệ thuật đồ sộ lấy cảm hứng từ truyền thuyết Hindu nổi tiếng về hành trình tìm kiếm Amerta (nước thần). Theo truyền thuyết, Garuda đồng ý trở thành phương tiện cho thần Vishnu với điều kiện được sử dụng Amerta giải thoát cho người mẹ bị giam cầm. Câu chuyện này giờ đây đã được bất tử hóa bằng bức tượng cao 75 mét, rộng 65 mét do nhà điêu khắc Nyoman Nuarta thiết kế. Tính cả phần bệ đỡ, chiều cao của công trình lên tới 122 mét, vượt qua tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ gần 30 mét.
Mặc dù gặt hái được thành công vang dội kể từ khi hoàn thành vào tháng 7 năm 2018, công trình này đã mất tới 28 năm để xây dựng hoàn thiện do những tranh cãi từ người dân địa phương. Nhiều người trên đảo lo ngại bức tượng khổng lồ sẽ phá vỡ sự cân bằng tâm linh của vùng đất và việc xây dựng một địa điểm tôn giáo nhằm mục đích du lịch là không phù hợp. Hiện tại, với một khoản phụ phí nhỏ, du khách có thể đi thang máy lên chín tầng và sau đó bước qua một vài dãy bậc thang để đến đỉnh, nơi có thể ngắm nhìn toàn cảnh miền Nam Bali xinh đẹp bên dưới đôi chân Garuda và Wisnu.
Bắt đầu từ 18 giờ 30 chiều mỗi ngày, du khách có thể chứng kiến điệu múa Kecak cổ xưa tại nhà hát ngoài trời của Garuda Wisnu Kencana. Sự kết hợp đầy mê hoặc giữa lửa và những tiếng tụng kinh ma mị sẽ biến tiết mục này thành kỷ niệm khó quên cho những ai có dịp thưởng thức tận mắt. Nếu không có ý định ở lại công viên đến tối, du khách cũng không cần lo lắng. Địa điểm này tổ chức nhiều sự kiện văn hóa và múa dân tộc trong suốt cả ngày, bắt đầu từ 10 giờ sáng, bao gồm múa Bali, múa Barong Keris và múa ballet Garuda Wisnu.
Ngoài nhà hát ngoài trời, du khách còn có thể tận hưởng trải nghiệm nhập vai thú vị hơn bằng cách tham gia cùng điệu múa uyển chuyển của các vũ công Joged Bumbung tại sân khấu đường phố riêng của Garuda Wisnu Kencana. Điệu múa quyến rũ này được sáng tạo ra từ nhiều thế kỷ trước bởi những người nông dân Indonesia để giải trí sau một ngày làm việc vất vả trên đồng ruộng. Tiết mục giải trí do chính họ sáng tạo ra cách đây nhiều năm vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay và được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Thế giới vào năm 2015. Hầu hết các vũ công biểu diễn là phụ nữ, họ có thể chọn một người trong khán giả để nhảy cùng - vì vậy tốt nhất là du khách hãy chuẩn bị tham gia nếu đứng ở hàng ghế đầu.
Hồ Sen là một quảng trường nằm giữa những bức tường đá vôi và được tôn lên bởi tượng thần Garuda. Quảng trường rộng lớn này cung cấp lối đi thuận tiện, âm thanh tuyệt vời và sức chứa lên đến 7.500 người, khiến nơi đây nhanh chóng trở thành lựa chọn phổ biến cho các buổi hòa nhạc và sự kiện văn hoá khác. Về tên gọi, theo người dân địa phương, Hồ Sen được bắt nguồn chủ yếu từ hoa sen, biểu tượng của sắc đẹp, thịnh vượng và sinh sôi, thường được mô tả trong bàn tay của thần Wisnu. Hoa sen dù có gốc rễ trong bùn lầy nhưng vươn lên thành bông hoa kiều diễm, trở thành biểu tượng phong phú cho con người và vũ trụ.
Giới thiệu công viên văn hóa Garuda Wisnu Kencana ở Bali
Dự án xây dựng công viên văn hóa Garuda Wisnu Kencana khởi công vào năm 1992 trên khu đất rộng 60 hecta, được khởi xướng bởi Quỹ Garuda Wisnu Kencana. Mục tiêu của dự án là biến GWK Bali thành địa danh biểu tượng nhất của Bali và vươn tầm quốc tế. Điểm nhấn của công viên là bức tượng khổng lồ mô tả thần Vishnu của Hindu giáo cưỡi trên Garuda, một sinh vật thần thoại giống chim. Trong thần thoại Hindu, Vishnu là vị thần bảo vệ và duy trì thế giới, còn Garuda là thần cưỡi của ngài, thường tượng trưng cho sức mạnh đạo đức và tinh thần. Hệ thống thần thoại này có ảnh hưởng đặc biệt đến văn hóa Indonesia, nơi Hindu giáo là một tôn giáo quan trọng, đặc biệt là tại Công viên văn hóa GWK ở Bali. Kể từ khi hoàn thành, Garuda Wisnu Kencana đã trở thành điểm thu hút khách du lịch đáng kể ở Bali. Không chỉ mang đến cho du khách cái nhìn thoáng qua về nghệ thuật và văn hóa Bali, nơi đây còn là biểu tượng cho di sản văn hóa và thành tựu nghệ thuật của Indonesia.
Chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật tại Balairung Dewi Sri
Balairung Dewi Sri là tên gọi của phòng triển lãm công viên Garuda Wisnu Kencana. Cái tên Balairung Dewi Sri bắt nguồn từ nữ thần lúa gạo và sinh sản theo tín ngưỡng của người Bali. Balairung Dewi Sri có các dịch vụ miễn phí như vẽ móng tay, tết tóc,…Bạn cũng có thể xem và mua video giới thiệu về quá trình tạc những bức tượng tại Garuda Wisnu Kencana khi đến Balairung Dewi Sri. Tirtha Agung là khu vực mà bạn sẽ tìm thấy phần bàn tay của bức tượng Wisnu khi tham quan triển lãm Balairung Dewi Sri.
Tham quan công viên Garuda Wisnu Kencana nên đi vào lúc nào
Khi nhắc đến những địa điểm nổi tiếng trên bản đồ du lịch Bali, Garuda Wisnu Kencana Cultural Park là cái tên nổi trội. Và nhiều người thắc mắc thời gian nào tham quan nơi đây tốt nhất. Combo Nghĩ Dưỡng chia sẽ đến bạn là Garuda Wisnu Kencana đẹp nhất trong khoảng tháng 1 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12. Trong khoảng thời gian này thời tiết tại Bali rất mát mẻ. Vì vậy, việc lên lịch trình tour du lịch tự túc đến Garuda Wisnu Kencana Cultural Park, Bali của bạn sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Để được hòa mình vào không khí lễ hội tại Bali. Bạn hãy đến Garuda Wisnu Kencana vào thời điểm diễn ra các lễ hội được tổ chức theo lịch 210 ngày của người Bali. Khi tham gia vào các lễ hội, bạn sẽ hiểu biết thêm về văn hóa và con người Bali.
Chơi gì ở Garuda Wisnu Kencana Cultural Park?
Combo Nghỉ Dưỡng có rất nhiều tour du lịch trọn gói giúp bạn tham quan công viên Garuda Wisnu Kencana kết hợp với nhiều địa điểm “hot” trên bản đồ du lịch Bali vào những thời điểm đẹp nhất trong ngày. Nếu bạn muốn tự lên lịch trình, hãy tham khảo các tour thiết kế theo yêu cầu đến từ Combo Nghỉ Dưỡng. Với kinh nghiệm lâu năm về làm tour du lịch tự túc và cơ sở làm việc tại Bali sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc. Bạn hoàn toàn có thể có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tham quan Garuda Wisnu Kencana cùng Combo Nghỉ Dưỡng. Sau đây, Combo Nghỉ Dưỡng sẽ giới thiệu cho bạn một số hoạt động tham quan thú vị khi đến Garuda Wisnu Kencana.
TOUR BALI - NUSA PENIDA 5N4Đ